Tổng hợp các bài viết về Phong tục, tập quán. Lý giải các vấn đề Phong tục, tập quán cần được giải nghĩa, chia sẻ các vấn đề nên không nên về Phong tục, tập quán tại tuvi247.com
Lễ Phật Đản
Vào ngày rằm tháng 4 âm lịch hàng năm, Phật tử tại khắp mọi nơi lại long trọng tổ chức Lễ Phật Đản, một trong ba ngày lễ trọng đại nhất của Phật Giáo. Lễ Phật Đản được tổ chức hằng năm bởi cả hai hệ phái Phật giáo Nam Tông và Bắc Tông . Lễ Phật Đản thu hút hàng trăm ngàn người theo đạo phật tham gia nhằm kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời.
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu và nghỉ Tết Dương lịch 2021 chính thức của người lao động, học sinh, giáo viên cả nước
Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ tết Dương lịch 03 ngày và nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 là 07 ngày.
Đôi điều nên biết về ngày vía thần tài mùng 10 tháng giêng
Vào ngày 10 tháng giêng hàng năm (âm lịch) người làm ăn kinh doanh buôn bán thường quan niệm rằng nên mua vàng vào ngày này như một lễ vật dâng lên thần tài để xin 1 năm may mắn, mưa thuận gió hoà, hanh thông thuận lợi.
Lễ hội Nghinh Ông
Lễ hội Nghinh Ông là lễ hội nước lớn nhất của ngư dân nước ta. Lễ hội được tổ chức hàng năm tại khắp các tỉnh ven biển từ Quảng Bình trở vào cho đến Cà Mau. Lễ hội Nghinh Ông được tổ chức nhằm cầu mong mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng, tôm cá đầy khoang của ngư dân vùng biển.
Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn
Lễ hội chọi trâu là lễ hội truyền thống lâu đời của người dân vạn chài tại vùng biển Đồ Sơn, Hải Phòng. Lễ hội diễn ra hàng năm vào ngày 9 tháng 8 âm lịch hàng năm thu hút hàng trăm ngàn người dân và du khách tham dự. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn nhằm tưởng nhớ đến công ơn của các vị thần hoàng làng đồng thời cầu mong mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng, cho mùa đánh cá sau được may mắn, thuận lợi.
Hội Gióng
Cứ vào ngày 6 tháng giêng âm lịch hàng năm, huyện Sóc Sơn, Hà Nội lại đón hàng nghìn du khách thập phương về trẩy hội Gióng. Đây là lễ hội truyền thống lâu đời của nhân dân Sóc Sơn nhằm để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của Đức Thánh Gióng - một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
Lễ hội đâm trâu
Lễ hội đâm trâu là một lễ hội truyền thống đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên. Lễ hội được tổ chức hàng năm sau khi kết mùa vụ tại nhiều buôn làng trên khắp Tây Nguyên. Lễ hội nhằm tế thần linh, ăn mừng mùa màng bội thu hay ăn mừng các sự kiện quan trọng khác.
Hội Lim
Hội Lim là một trong những lễ hội lớn mang đậm văn hóa của Bắc Ninh. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày từ ngày 12 đến 14 tháng Giêng âm lịch hàng năm, tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Hội Lim là sự hòa quyện giữa tín ngưỡng tâm linh của người dân xứ Kinh Bắc cùng nét văn hoá - nghệ thuật đặc sắc của những làn điệu dân ca quan họ.
Hội Xuân Núi Bà Đen
Hội xuân núi Bà Đen là một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất của người dân Nam Bộ. Lễ hội được tổ chức hàng năm tại quần thể di tích văn hóa lịch sử núi Bà Đen và diễn ra từ ngày mùng 4 Tết Nguyên đán đến tháng 3 âm lịch. Mỗi năm lễ hội thu hút hàng trăm nghìn con hương, phật tử và du khách thập phương về hành hương, lê bái cầu mong may nắm, tài lộc.
Lễ hội Gò Tháp
Lễ hội Gò Tháp là lễ hội truyền thống lớn nhất tại Đồng Tháp. Lễ hội được tổ chức mỗi năm 2 lần vào tháng 3 và tháng 11 âm lịch tại khu di tích Gò Tháp huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Lễ hội Gò Tháp nhằm tưởng niệm công đức của Bà Chúa Xứ và hai vị anh hùng dân tộc là Thiên hộ Võ Duy Dương và Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều.
Lễ hội Hoa Lư - Ninh Bình
Lễ hội Hoa Lư là lễ hội truyền thống của mảnh đất Ninh Bình. Lễ hội diễn ra hàng năm vào tháng 3 âm lịch tại khu di tích lịch sử văn hoá Cố đô Hoa Lư. Lễ hội Hoa Lư nhằm tưởng nhớ vị vua Đinh Tiên Hoàng - người đã đã xây dựng kinh đô Hoa Lư và lập ra nhà nước Đại Cồ Việt.
Lễ hội đua voi
Lễ hội đua voi là lễ hội văn hóa truyền thống của người M’nông tại Tây Nguyên. Lễ hội được diễn ra vào tháng 3 âm lịch hàng năm nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ và tài nghệ thuần dưỡng voi của người dân bản địa.
Lễ hội chùa Yên Tử
Cứ vào dịp đầu xuân hàng năm, Chùa Yên Tử lại đón hàng nghìn du khách thập phương đổ về lễ bái nhân dịp lễ hội chùa Yên Tử. Lễ hội bắt đầu từ ngày mùng 10 tháng Giêng và kéo dài trong suốt 3 tháng đầu năm. Lễ hội nhằm tôn vinh công đức Phật hoàng Trần Nhân Tông - người đã sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm.
Hội chùa Keo - Thái Bình
Hội chùa Keo là một trong những lễ hội lớn nhất trong năm của người Thái Bình. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày từ ngày 13/9 đến ngày 15/9 âm lịch hàng năm tại chùa Keo, thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Lễ hội chùa Keo nhằm tưởng nhớ đến Đức Thiền sư Không Lộ - vị thiền sư đã có nhiều công lao đối với người dân Thái Bình.
Lễ hội Katê - Ninh Thuận
Lễ hội Katê là lễ hội dân gian thiêng liêng rất quan trọng đối với người Chăm tại Ninh Thuận. Lễ hội được chức mỗi năm một lần vào tháng 7 theo lịch Chăm nhằm bày tỏ lòng biết ơn đối với vị thần Pô Ina Nagar, Pô Klong Garai, Pô Rôme… đã giúp đỡ và bảo vệ cho dân tộc Chăm hàng trăm năm qua.
Lễ hội Dinh Thầy Thím - nét văn hóa tôn vinh truyền thống uống nước nhớ nguồn của người dân Bình Thuận
Lễ hội Dinh Thầy Thím là một trong những lễ hội truyền thống nổi tiếng tại mảnh đất Bình Thuận. Lễ hội được tổ chức hàng năm từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 9 âm lịch hàng năm tại xã Tân Tiến, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận. Đây là lễ hội nhằm tưởng nhớ công ơn của cặp vợ chồng đạo sĩ là Thầy – Thím người đã có công rất lớn cứu giúp người dân Bình Thuận.
Lễ hội Ok Om Bok
Lễ hội Ok Om Bok hay còn được gọi là lễ Cúng Trăng là lễ hội truyền thống của người Khmer được tổ chức vào rằm tháng 10 hàng năm. Lễ hội mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc nhằm tỏ lòng biết ơn của người dân Khmer đối với thần Mặt Trăng đã giúp đỡ nhân dân bảo vệ mùa màng, điều hòa thời tiết, đem lại cây trái tốt tươi và sự no ấm.
Lễ hội Bà Chúa Xứ
Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ còn gọi lễ Vía Bà là lễ hội truyền thống nổi tiếng của người dân Nam bộ. Lễ hội được tổ chức hàng năm tại phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang. Mỗi năm lễ hội Bà Chúa Xứ thu hút hàng ngàn du khách thập phương đến tham quan, chiêm bái, tạo nên một mùa lễ hội nhộn nhịp, sôi động tại An Giang.
Lễ hội Dinh Cô
Lễ hội Dinh Cô là một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất tại tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu. Lễ hội diễn ra hàng năm từ ngày mùng 10 đến ngày 12 tháng 2 âm lịch tại thị trấn Long Hải, huyện Long Điền. Lễ hội thu hút hàng ngàn người tham gia để cầu mong an lành, may mắn cho năm mới.
Lễ hội Đền Bà Chúa Kho - nét văn hóa tín ngưỡng đặc sắc của mảnh đất Bắc Ninh
Hằng năm vào dịp đầu xuân năm mới, hàng nghìn người từ khắp mọi nơi lại đổ về huyện Bắc Ninh tham dự lễ hội đền Bà Chúa Kho để cầu mong may mắn, tài lộc, làm ăn tấn phát. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất tại Bắc Ninh với nhiều hoạt động thú vị mà bạn không nên bỏ lỡ nếu có dịp tới Bắc Ninh.
Hội chùa Thầy
Hội Chùa Thầy diễn ra hàng năm tại thôn Hoàng Xá, xã Phượng Cách, huyện Quốc Oai bắt đầu từ ngày mùng 5 tháng 3 âm lịch. Đây là lễ hội truyền thống có quy mô lớn diễn ra tại chùa Thầy hàng năm nhằm tưởng nhớ công đức của thiền sư Từ Đạo Hạnh.
Lễ hội Lam Kinh - lễ hội đưa bạn sống lại những khoảnh khắc lịch sử thời Hậu Lê
Cứ vào ngày 22 tháng 8 âm lịch hàng năm, hàng ngàn người lại đổ về Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Lam Kinh để tham dự lễ hội Lam Kinh - một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc tại vùng đất Thanh Hóa. Lễ hội Lam Kinh nhằm tưởng nhớ vị vua Lê Thái Tổ - người anh hùng dân tộc của lịch sử Việt Nam.
Lễ hội Cầu Ngư ở Thanh Khê - Đà Nẵng
Lễ hội Cầu Ngư từ lâu đã là nét văn hóa đặc sắc của người dân miền biển. Lễ hội được tổ chức tại nhiều các tỉnh ven biển từ Quảng Bình trở vào, đặc biệt là vùng Nam Trung bộ. Lễ hội Cầu Ngư tại Thanh Khê - Đà Nẵng là một trong những lễ hội lâu đời và có quy mô lớn đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.
Hội Xoan - nét văn hóa đặc sắc của mảnh đất Phú Thọ
Cứ vào mùng 7 tháng giêng hàng năm, người dân Phú Thọ lại nô nức đổ về làng Hương Nha, huyện Tam Thành, Phú Thọ để tham dự hội Xoan. Đây là lễ hội truyền thống của người dân Phú Thọ nhằm tưởng nhớ nữ tướng Xuân Nương, một nữ tướng thời Hai Bà Trưng đã có công đánh đuổi ngoại xâm phương Bắc.
Lễ hội chùa Bái Đính
Lễ hội chùa Bái Đính là một trong những lễ xuân hội lớn nhất tại mảnh đất Ninh Bình, thu hút hàng nghìn du khách đến tham dự mỗi năm. Lễ hội được tổ chức tại chùa Bái Đính, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, Ninh Bình và chính thức khai mạc vào ngày mùng 6 tết âm lịch hàng năm. Lễ hội chùa Bái Đính là một trong những địa điểm du xuân hấp dẫn không thể bỏ qua dịp năm mới.
Lễ hội Chùa Hương - điểm du lịch tín ngưỡng hấp dẫn mỗi dịp năm mới
Lễ hội Chùa Hương là một trong những lễ hội lớn nhất miền Bắc thu hút hàng ngàn khách tham gia mỗi năm. Lễ hội bắt đầu vào ngày mùng 6 tết âm lịch và kéo dài trong suốt 3 tháng tại xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Cứ mỗi dịp tết đến xuân về, người người lại nô nức đi trẩy hội Chùa Hương như là một chuyến du xuân đầu năm để cầu mong một năm mới an lành, hạnh phúc.
Hội Gò Đống Đa - lễ hội độc đáo không nên bỏ qua trong dịp tết nguyên đán tại Hà Nội
Cứ vào dịp mùng 5 tết hàng năm, người dân thủ đô lại nô nức tham dự hội Gò Đống Đa - lễ hội đầu tiên, mở đầu cho một mùa lễ hội của Hà Nội. Hội Gò Đống Đa được tổ chức tại Gò Đống Đa, phường Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội, nhằm tưởng nhớ chiến tích hào hùng của vua Quang Trung và đội quân Tây Sơn đã đại phá quân nhà Thanh trong trận Ngọc Hồi - Đống Đa.
Lễ Hội Phủ Dầy Nam Định - điểm đến hấp dẫn về du lịch tâm linh mỗi dịp xuân về
Mỗi dịp xuân về, những lễ hội truyền thống mang đậm nét văn hóa của người Việt được diễn ra trên khắp cả nước. Tại mảnh đất Nam Định, một trong số những lễ hội truyền thống nổi tiếng được nhiều người chờ đón đó chính là hội Phủ Dầy. Đây là lễ hội truyền thống có quy mô lớn diễn ra vào thượng tuần tháng 3 âm lịch hàng năm nhằm tưởng nhớ công đức của Thánh Mẫu Liễu Hạnh.
Lễ Hội Đống Đa làm sống lại những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của phong trào Tây Sơn
Hội Đống Đa diễn ra hàng năm tại Bảo tàng Quang Trung thuộc thị trấn Phú Phong huyện Tây Sơn (Bình Định) bắt đầu từ ngày mùng 4 tết âm lịch. Đây là lễ hội nhằm tưởng nhớ người anh hùng áo vải Quang Trung và những người thủ lĩnh phong trào Tây Sơn với trận Ngọc Hồi Đống Đa lừng lẫy đã đánh thắng quân xâm lược, bảo vệ tổ quốc.
Lễ hội vật Liễu Đôi tôn vinh tinh thần thượng võ của người dân Hà Nam
Cứ vào dịp mùng 5 tháng giêng âm lịch hàng năm, hàng ngàn người lại nô nước đổ về làng Liễu Đôi, xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam để tham dự lễ hội vật Liễu Đôi. Đây là lễ hội truyền thống của người dân Hà Nam, thể hiện tinh thần thượng võ, đoàn kết của người Việt cũng như đề cao truyền thống chống giặc ngoại xâm của cha ông ta.
Lễ hội đền Hai Bà Trưng - nét văn hóa đặc sắc tôn vinh truyền thống “uống nước nhớ nguồn”
Hằng năm vào mùa lễ hội, hàng nghìn du khách thập phương lại đổ về huyện Mê Linh để tham dự lễ hội đền Hai Bà Trưng - lễ hội nhằm tưởng nhớ công ơn của 2 nữ anh hùng dân tộc Trưng Trắc và Trưng Nhị đã đứng lên khởi nghĩa cứu nước. Lễ hội là nét văn hóa đặc sắc tôn vinh truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của người Việt Nam.
Ngày mở hàng, khai trương lấy lộc trong năm 2020
Chọn ngày tốt khai trương theo tuổi sẽ giúp cho mọi việc được chu toàn, gặp nhiều may mắn. Khởi đầu thuận lợi cộng với các yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hòa thì cửa hàng, doanh nghiệp của bạn sẽ tạo được tiếng vang, gây ấn tượng tốt đẹp với các khách hàng đầu tiên cũng như tạo được uy tín và thương hiệu cho chính cửa hàng, doanh nghiệp. Hãy cùng tuvi247 điểm qua lịch các ngày mở hàng, khai trương có lộc đầu năm mới 2020 Canh Tí thông qua bài viết được tham khảo từ Facebook Anh Tấm nhé.
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý và nghỉ Tết Dương lịch 2020 chính thức của người lao động, học sinh, giáo viên cả nước
Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ tết Dương lịch 01 ngày và nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020 là 07 ngày.
Những điều kiêng kỵ cần tránh trong ngày đầu năm mới
Không cho lửa đầu năm: Vào ngày đầu năm, khi bạn đi ra ngoài hoặc đi chùa, bạn đừng quên đem diêm hoặc bật lửa bởi nếu xin lửa sẽ không ai cho.
Một số lưu ý khi đi tảo mộ trong dịp tết thanh minh
Tảo mộ trong dịp Tiết Thanh Minh là một nét đẹp truyền thống của người Việt, đây không chỉ là dịp để con cháu tưởng nhớ về ông bà tổ tiên mà còn là thời gian để chúng ta sửa sang, vệ sinh sạch sẽ khu mộ hoặc điều chỉnh lại phong thủy.
Công cụ xem ngày tốt
- Xem ngày tốt Khởi tạo
- Xem ngày tốt Cất nóc
- Xem ngày tốt Che mái
- Xem ngày tốt Làm nóc
- Xem ngày tốt Động thổ
- Xem ngày tốt Xây nền
- Xem ngày tốt Xây tường
- Xem ngày tốt Làm cửa
- Xem ngày tốt Sửa nhà bếp
- Xem ngày tốt Làm lễ ăn hỏi
- Xem ngày tốt Làm lễ cưới
- Xem ngày tốt Làm lễ đưa rước dâu/rể
- Xem ngày tốt Chôn cất
- Xem ngày tốt Xả tang
- Xem ngày tốt Xuất hành
- Xem ngày tốt Khai trương
- Xem ngày tốt Mua hàng
- Xem ngày tốt Bán hàng
- Xem ngày tốt Làm hợp đồng giao dịch
- Xem ngày tốt Ký kết hợp đồng giao dịch
- Xem ngày tốt Chia tài sản
- Xem ngày tốt Nhận thừa kế
- Xem ngày tốt Mua nhà
- Xem ngày tốt Mua đất
- Xem ngày tốt Mua đồ có giá trị
- Xem ngày tốt Thuê người giúp việc
- Xem ngày tốt Thăng chức
- Xem ngày tốt Nhận chức
- Xem ngày tốt Đi thi
- Xem ngày tốt Ra ứng cử
- Xem ngày tốt Cho vay
- Xem ngày tốt Thu nợ